Giáo án: LQVH: Thơ: Bác thăm nhà cháu

Đối tượng:  MGL

 Số lượng : 24  trẻ

Thời gian: 30- 35 phút

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

  1. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ.

– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu của Bác đối với các bạn nhỏ.

2. Kĩ năng

– Trẻ có khả năng ghi nhớ được bài thơ, đọc rõ lời thơ, biết nhấn giọng, ngắt nghỉ theo nhịp bài thơ. Bước đầu thể hiện âm điệu khi đọc thơ.
– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
– Trẻ trẻ tưởng tượng và bước đầu thể hiện được một vài động tác minh họa cho nội dung bài thơ

3. Thái độ

– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô.

– Trẻ có nề nếp, giữ trật tự trong lớp và có tính tự giác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm

 Trong lớp học

2. Đồ dùng của cô:

– Đồ dùng của cô: Hình ảnh minh họa cho bài thơ

+ Giáo án Powerpoint, máy tính.

+ Nhạc bài hát: “Nhớ ơn Bác” .

– Trẻ ngồi hình chữ U, tâm thế trẻ thoải mái.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

* HĐ 1: Ổn định tổ chức:

– Xúm xít, xúm xít.

– Hôm nay trường ta có tổ chức hội thi “ Bé yêu thơ” để kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Hội thi hôm nay các con phải trải qua 3 phần thi:

+ Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ

+ Phần thi thứ 2: Nhanh trí           

+ Phần thi thứ 3: Tài năng

– Các con có thích dạo chơi  để đi đến hội thi không? cô và cả lớp hát, vận động bài “ Nhớ ơn Bác”

 – Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói lên điều gì?

 – Mọi người ai ai cũng kính yêu Bác Hồ còn tình cảm của các con thì sao?

 – Vậy để tỏ lòng biết ơn, kính yêu Bác Hồ các con phải làm gì?

– Lúc còn sống tuy Bác bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng Bác vẫn gần gũi với nhân dân đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng.  Cứ đến những ngày lễ hội của thiếu nhi như ngày tết trung thu, ngày 1/6  Bác thường viết thư thăm hỏi động viên, lúc nào rảnh việc Bác lại đến thăm các bạn nhỏ. Đây cũng chính là nội dung của bài thơ: “Bác thăm nhà cháu” mà hội thi hôm nay đề cập đến đấy.

* HĐ 2: Phương pháp hình thức tổ chức:

 Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ

 Cô đọc thơ diễn cảm :

 – Lần 1: Cô đọc diễn cảm theo nội dung bài thơ.

 + Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?

 – Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp xem hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ.

 Phần thi thứ hai: Nhanh trí

Chia làm 3 đội, cô đọc câu hỏi các đội lắng nghe. Sau thời gian hội ý 5 giây và lắc xắc xô, đội nào có tín hiệu trước giành quyền trả lời, trả lời đúng được tặng 1 lá cờ. Sau phần thi đội nào giành được nhiều lá cờ là đội chiến thắng.

 Đàm thoại- Trích dẫn:

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

– Bác đến thăm nhà thì bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

→ Trích dẫn:          “Hôm nào Bác đến thăm nhà

Cháu vui, vui cả lá hoa ngoài vườn”

Ngay từ đầu bài thơ tác giả đã nói lên sự vui mừng của cháu nhỏ khi được Bác đến thăm. Niềm vui như được cả hoa lá trong vườn chia sẻ.

– Khi Bác đến thăm nhà bạn nhỏ Bác đã làm gì?

→ Trích dẫn:             “Bác xoa đầu cháu Bác hôn

Bác thương em cháu xúc cơm vụng về”.

Xúc cơm vụng về trong bài thơ này nghĩa là động tác xúc cơm ăn khó khăn, chưa khéo léo.

– Khi bón cơm cho em bé Bác ngồi ở đâu ?

Bác ngồi ngay ở bên hè

Bón cho em cháu những thìa cơm ngon

– Mắt em bé như thế nào khi xoa râu Bác?

→ Trích dẫn:

Bé em mắt sáng xoe tròn

Vươn mình tay nhẹ xoa chòm râu thưa”

Bác đã cười, nói như thế nào với bạn nhỏ?

→ Trích dẫn:               Bác cười Bác nói hiền hòa

Nâng bàn tay nhỏ nõn nà búp tơ”

– Khi Bác về thì bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

→ Trích dẫn:              Bác về cháu đứng ngẩn ngơ

Má thơm nhắc mãi Bác Hồ vừa hôn.”

Với tình cảm mà Bác dành cho bạn nhỏ thì khi Bác về bạn nhỏ đã đứng ngẩn ngơ. Ngẩn ngơ là 1 sự nuối tiếc, lưu luyến vẫn muốn Bác ở lại chơi với mình.

– Giáo dục: Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác  luôn in đậm trong trái tim của mỗi người Việt Nam. Các bạn nhỏ ai ai cũng muốn nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, vì thế các con cùng phấn đấu học giỏi, ngoan ngoãn nhé!

Phần thi thứ 3: Tài năng

Dạy trẻ đọc thơ:

– Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.

– Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tổ. (1 lần)

– Theo nhóm bạn trai, bạn gái. (1 lần)

– Đọc theo cá nhân. (1- 2 lần)

– Cho cả lớp đọc diễn cảm kết hợp với điệu bộ minh họa (1 lần)

 (Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc hét  to. Động viên trẻ sau mỗi lần đọc).

– Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ và tên tác giả.

HĐ 3: Kết thúc:

– Chúng mình vừa tham gia hội thi rất xuất sắc, cô chúc mừng tất cả các con!

– Chuyển hoạt động.

Giáo án: LQVH: Thơ: Bác thăm nhà cháu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *