Giáo án

Hoạt động: Làm quen văn học

  Đề tài: Thơ: Cầu vồng

Đối tượng:  MGL- Lớp 5 tuổi A4

 Số lượng : 24  trẻ

Thời gian: 30- 35 phút

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ “Cầu vồng”.

– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Nói về vẻ đẹp tự nhiên của cầu vồng

– Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ

– Trẻ hiểu được từ “ mưa rào”

2. Kĩ năng:

– Rèn trẻ kĩ năng  ghi nhớ, chú ý có chủ đích, đọc rõ lời thơ, biết nhấn giọng, ngắt nghỉ theo nhịp bài thơ. Bước đầu thể hiện âm điệu vui tươi, hóm hỉnh khi đọc thơ.
– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
– Trẻ tưởng tượng và bước đầu thể hiện được một vài động tác minh họa cho nội dung bài thơ

  3. Thái độ:

– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô.

– Trẻ yêu thích thơ ca, có tính tự giác, kỉ luật trong hoạt động

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

+ Hình ảnh minh họa cho bài thơ “Cầu vồng”

+ Giáo án powerpoint, máy tính, loa, nhạc không lời.

2. Đồ dùng của trẻ:

Tranh tô màu, bút màu.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

* HĐ 1: Ổn định tổ chức:

– Xin chào mừng tất cả các bé đã đến với chương trình “Bé yêu văn học”.

– Các tổ tham gia.

– Trong chương trình ngày hôm nay mời các bé đến với 3 phần:

+ Phần 1: “Ai nhanh hơn”

+ Phần 2: “Thử giọng”

+ Phần 3: “Bé khéo tay”

Đến với chương trình cô Loan  có 1 câu đố dành cho các con  đấy!

– Cô đọc câu đố:

“ Cầu gì không bắc qua sông

Không trèo qua suối lại chồng trên mây

Hiện lên giữa bụi mưa bay

Giữa quầng nắng tỏa, đố em cầu gì? ( Cầu vồng)

Cầu vồng xuất hiện lúc nào các con nhỉ ?

– Đúng rồi !Khi trời mưa tạnh thì xuất hiện cầu vồng có nhiều màu sắc rất đẹp.

– Trong chương trình hôm nay cô có 1 bài thơ rất hay, đó là bài thơ “ Cầu vồng” của tác giả Nhược Thủy, các con cùng lắng nghe nhé!

* HĐ 2: Phương pháp hình thức tổ chức:

Thơ : Cầu vồng (Nhược Thủy).

* Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ

– Giảng nội dung:  Bài thơ nói về vẻ đẹp của cầu vồng xuất hiện sau khi tạnh mưa, cong cong và rực rỡ giống như được tô vẽ.

– Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

– Bài thơ nói lên điều gì?

 Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ này cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ nhé!

 * Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp hình ảnh

Vừa rồi các con vừa được nghe và xem hình ảnh về bài thơ “Cầu vồng”, các con đã biết được vẻ đẹp thiên nhiên của cầu vồng.

Và ngay sau đây đến với phần thứ nhất của chương trình.

►Phần thứ nhất: “Ai nhanh hơn”   

 * Đàm thoại và giải nghĩa từ khó

– Điều gì xuất hiện sau cơn mưa rào ?

→ Trích dẫn:            “ Mưa rào vừa tạnh

Có cái cầu vồng”

→ Giải nghĩa từ “ Mưa rào” là cơn mưa có hạt to, nhiều và mau tạnh ( cho trẻ xem hình ảnh)

– Cầu vồng được vẽ như thế nào ?

→ Trích dẫn:

                     “ Ai vẽ cong cong

                         Tô màu rực rỡ”

– Cầu vồng trong bài thơ có những màu sắc gì ?

→ Trích dẫn:

“Tím, xanh, vàng, đỏ”

– Cầu vồng được ví như cái gì?

“ Ồ hai cái nơ

       Cái rõ cái mờ”

+ Câu thơ nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ trước vẻ đẹp của cầu vồng?

→ Trích dẫn:

“ Ai tài thế nhỉ ?”

=> Giáo dục: Qua bài học ngày hôm nay cô hi vọng rằng chúng mình sẽ hiểu được hơn về những hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, từ đó các con biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

► Phần thứ 2: “Thử giọng”

– Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần.

– Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tổ ( 1 -2 lần)

– Theo nhóm bạn trai, bạn gái ( 1-2 lần)

– Đọc theo cá nhân. ( 1- 2 lần)

– Đọc nối tiếp, to nhỏ (1-2 lần)

 ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc hét to nhận xét, khen và động viên trẻ sau mỗi lần đọc ).

 – Cho cả lớp đọc diễn cảm kết hợp với điệu bộ minh họa ( 1 lần).

► Phần thứ 3: “ Bé khéo tay”

– Giớ thiệu tên trò chơi: “ Bé khéo tay”

– Cách chơi: Cô chuẩn bị cho mỗi bạn một bức tranh cầu vồng nhiệm vụ của các con là dùng đôi bàn tay khéo léo của mình tô màu cho bức tranh thật đẹp.

– Luật chơi: Trò chơi bắt đầu và kết thúc trong một bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc cô và các con sẽ treo những bức tranh tô màu đẹp nhất vào góc tạo hình.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Cô nhận xét, tuyên dương và khích lệ trẻ.

  • Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ và tên tác giả.

HĐ 3: Kết thúc:  Nhận xét, tuyên dương trẻ

3 comments

  1. You really make it appear really easy with your presentation but I to find this matter
    to be really something which I think I might never understand.
    It seems too complex and extremely extensive for me. I am taking a
    look ahead in your next publish, I’ll try to get the
    grasp of it!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *