Sự đổi màu của nước

Giáo án: HĐNT: Sự đổi màu của nước.

Đề tài:

+ ND1: Thí nghiệm: Sự đổi màu của nước.

+ ND2: Trò chơi: Chung sức

+ND3: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

Đối tượng: Lớp 5 tuổi A4

Số lượng trẻ: 26 trẻ

Thời gian: 30- 40 phút

I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU

  1. Kiến thức:
  2. Trẻ được khám phá về nước. Trẻ biết được nước có thể hòa tan một số chất và khi hòa tan nó sẽ mang màu chất đó….
  3. Trẻ biết làm thí nghiệm
  4. Trẻ biết cách chơi trò chơi: Chung sức.
  5. Biết chơi đúng cách các đồ chơi ngoài trời
  6. Kỹ năng.
  7. Trẻ thực hành thí nghiệm một cách tuần tự theo hướng dẫn của cô.
  8. Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý của trẻ.
  9. Trẻ chơi trò chơi đúng luật,chơi đoàn kết.

3. Giáo dục:

  • Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch.
  • Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II. CHUẨN BỊ.

  1. Đồ dùng của cô.
  2. 3 chai nước (2 chai đổi màu,1 chai không).
  3. Nhạc các bài hát về chủ đề
  4.  Đồ dùng của trẻ.
  5. 3 bàn làm thí nghiệm:

+ Bàn 1: Cốc nước, muối, đường, mì chính,thìa, khăn lau, khay đựng đủ cho số trẻ.

+ Bàn 2: Cốc nước, nước rau, củ quả,thìa, khan lau, khay đựng đủ cho số trẻ.

+ Bàn 3: Chai nước,một số màu nước, thìa, khan lau, khay đựng đủ cho số trẻ.

  • 2 bình nước chia vạch xanh đỏ,cốc, 2 xô nước, 2 ghế thể dục.
  • Đồ chơi ngoài trời.
  • Địa điểm:

Tổ chức hoạt động ngoài trời.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức:

– Cho trẻ xúm xít quanh cô, quan sát màn ảo thuật với nước của cô.

– Trò chuyện với trẻ về màn ảo thuật với nước, dẫn dắt trẻ vào bài

2. Phương pháp- hình thức tổ chức:

a. ND1: Thí nghiệm: Sự đổi màu của nước.

– Cho trẻ về các nhóm làm thí nghiệm:.

+ Nhóm 1: Cho muối,mì chính,đường vào nước

+ Nhóm 2: Cho nước rau củ quả vào nước

+ Nhóm 3: Cho màu nước vào nước.

– Các nhóm nói kết quả sau khi làm thí nghiệm

– Vậy các con có nhận xét gì về đặc điểm của nước?

* Cô chốt về sự đổi màu của nước: Nước có thể hòa tan một số chất và khi hòa tan nước sẽ mang màu chất đó.

=> Giáo dục trẻ: Giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, đúng cách.

b. ND2:TCVĐ: Chung sức

– Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc,khi có nhạc lần lượt các đội sẽ múc nước đi qua cầu đổ vào bình nước của đội mình.Khi nhạc kết thúc bình nước của đội nào nhiều hơn đội đó chiến thắng .

– Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Mỗi một lượt chơi mỗi bạn chỉ được múc 1 cốc nước, khi đi qua cầu phải cẩn thận không được làm đổ nước.

– Cô cho trẻ chơi 1-2 lần

c. ND3: Chơi với đồ chơi ngoài trời

– Cô giới thiệu khu vực chơi, cách chơi cho trẻ

– Cho trẻ chơi (Cô bao quát trẻ khi trẻ chơi)

– Giáo dục trẻ chơi đoàn kết

3. Kết thúc:

– Cô nhận xét giờ hoạt động.

– Cho trẻ cất dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.

4 comments

  1. Woah! I’m really enjoying the template/theme of this website.
    It’s simple, yet effective. A lot of times it’s very hard to get that “perfect balance” between superb usability and
    visual appearance. I must say you have done a awesome job with this.
    Additionally, the blog loads very quick for me on Chrome.
    Outstanding Blog!

  2. Hello there! This article could not be written any
    better! Going through this article reminds me
    of my previous roommate! He constantly kept talking about this.
    I will send this information to him. Pretty sure he’ll have a good read.
    Many thanks for sharing!

Trả lời blogfreely.net Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *